Nến Thơm Có Độc Hại Cho Sức Khỏe Không? Đâu Là Sự Thật Mà Các Nhà Làm Nến Không Muốn Bạn Biết

Ngày đăng: 06/06/2022

Nến thơm ở thị trường Việt Nam được sử dụng khá phổ biến từ những năm 2020 để thư giãn, làm tâm trạng tốt hơn, tạo bầu không khí ấm cúng hoặc làm quà tặng.

Tuy nhiên khi thị trường nến thơm mới nổi lên, chắc chắn bạn đã thấy một vài bài báo với video hoặc tiêu đề đáng sợ về sự nguy hiểm tiềm ẩn của nến thơm - bao gồm cả những người tuyên bố rằng một số loại nến thơm "độc hại " và có thể giải phóng các hóa chất có hại vào không khí, sử dụng sẽ gây ung thư.

nến thơm hại sức khỏe

Khi có quá nhiều cuộc tranh luận và ý kiến trái chiều về việc liệu đốt nến thơm có độc hại cho sức khỏe của bạn hay không. Hôm nay Heny Garden sẽ xem xét dựa trên những minh chứng khoa học để tìm ra sự thật của việc đốt nến và bóc tách những quan niệm sai lầm phổ biến.

 

1. Nguồn tham khảo uy tín từ những chứng minh khoa học, chuyên gia và những tờ báo lớn

Để làm sáng tỏ một quan điểm nào đó, cách tốt nhất là phải có những minh chứng từ nghiên cứu khoa học.

Vì vậy trong bài viết này, Heny Garden sẽ trích dẫn những kết luận nghiên cứu khoa học từ những bài báo có uy tín bao gồm:

- Tờ báo New York Times

New York Times là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York tập trung vào báo chí chất lượng là con đường mà Mark John Thompson - CEO của New York Times hướng tới.

Kể từ năm 1918, tờ New York Times đã giành được 127 giải Putlizer trong nhiều hạng mục báo chí. Tổng số báo phát hành của New York Times trong năm 2019 xếp hạng 3 ở Mỹ, sau tờ USA Today và Wall Street Journal.

Nguồn bài viết tham khảo: Nến thơm có gây hại cho sức khỏe của bạn không - Tờ báo New York Times

- Tờ báo www.webmd.com

Với số lượng 80.000.000 vào trang web năm 2016. Đội y tế WebMD đã tạo ra một tổ chức cung cấp thông tin y tế trên Internet.

Các nhân viên nội dung WebMD có chứng nhận chuyên môn trong ngành báo chí, sáng tạo nội dung, dịch vụ cộng đồng, bình luận của chuyên gia, và xem xét y tế được kiểm duyệt chặt chẽ.

Nguồn bài viết tham khảo: Nến thơm - Lợi ích về sức khỏe, rủi ro và lời khuyên an toàn

- Tờ báo www.healthline.com

Với lượng truy cập 16.000.000. Healthline là trang báo điện tử về y tế.

Tất cả mọi thứ Healthline xuất bản tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về độ chính xác của y tế trước khi xuất bản.

Nguồn bài viết tham khảo: Đốt nến có gây hại cho sức khỏe không? - Tờ báo healthline.com

2. Nến thơm hoạt động như thế nào

nến thơm độc hại

Nguyên tắc hoạt động của một cây nến thơm được bắt đầu từ lúc chúng ta thắp lửa vào phần tim nến (hay còn gọi là bấc nến)

Sau khi ngọn lửa được thắp lên, bấc nến sẽ hút phần sáp nến và sử dụng như sáp một nguồn nhiên liệu để ngọn lửa hoạt động. Tất cả các sáp nến đều là gốc dầu, vì vậy chúng hoạt động như một chất dẫn nhiên liệu cho bấc.

Nhiệt độ của ngọn lửa sẽ bắt đầu làm bề mặt sáp tan chảy ra. Khi tan chảy đủ lâu, các phân tử tinh dầu thơm chứa trong sáp nến sẽ được bốc lên từ từ vào trong không khí. Và lúc này chúng ta sẽ ngửi được hương thơm từ cốc nến.

 

Sau khi tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động của nến thơm, các bạn cũng phần nào hiểu được các nguyên liệu chính cấu thành của một cốc nến thơm bao gồm:

- Sáp nến

- Tim nến (bấc nến)

- Tinh dầu thơm

Hãy ghi nhớ các nguyên liệu ở phía trên, bởi sẽ có nhiều phân tích liên quan đến thành phần này và cả về cách sử dụng nến thơm cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

 

3. Nến thơm có độc không

Tổng kết của một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Regulatory Pharmacology and Toxicology vào năm 2014 đã đánh giá các chất hóa học từ nến thơm.

Nghiên cứu này cho thấy trong điều kiện sử dụng bình thường, nến thơm không gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.

Tuy nhiên một trong những mối quan tâm là nến cháy sẽ giải phóng hóa chất vào không khí có thể gây bệnh cho bạn. Theo bác sĩ Megan McBride tại Four Moons Spa ở Encinitas (Mỹ), mức độ độc hại của nến tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng để làm ra chúng.

Những lo ngại này thường liên quan đến sáp parafin và các hóa chất hương liệu rẻ tiền.

3.1. Bấc nến có làm bằng chì không?

Các loại bấc lõi chì được sử dụng vào những năm 80 và 90, nhược điểm của loại bấc nến lõi chì đó chính là lo ngại khói có thể gây ra ngộ độc chì, đặc biệt là ở trẻ em, nên bấc nến lõi chì đã bị loại bỏ trên thị trường.

Năm 2003 , Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đã bỏ phiếu cấm bán và sản xuất nến có bấc chì. Họ cũng cấm nhập khẩu nến chứa chì từ các nước khác.

Đối với thị trường Việt Nam, Heny Garden nhận thấy không còn tồn tại bấc nến lõi chì nữa mà dần được thay thế bằng những loại bấc nến an toàn đó là bấc cotton và bấc nến gỗ.

Tham khảo bấc gỗ làm nến

Bấc gỗ làm nến thơm khá được ưa chuộng

bấc nến cotton làm nến

Bấc nến cotton được sử dụng trong làm nến thơm

 

3.2. Sáp làm bằng hóa chất độc hại?

Một số người tuyên bố rằng một số loại nến thơm được làm bằng sáp paraffin là độc hại và có thể giải phóng các hóa chất có hại, gây ung thư vào không khí.

Nghiên cứu cho thấy rằng với cách sử dụng thông thường trong khi nến thơm được thắp sáng và thải ra nhiều phân tử mùi hương thì liều lượng bạn hít vào sẽ thấp hơn nhiều so với mức được coi là có hại cho sức khỏe của bạn. Và theo các chuyên gia, không có lý do gì để nghĩ rằng việc đốt nến không thường xuyên sẽ gây nguy hiểm.

Ví dụ theo nghiên cứu của Thomas Petry và cộng sự về đề tài "Đánh giá mức độ rủi ro về sức khỏe con người khi đốt nến thơm" đã chỉ ra rằng sau 4 giờ đốt nến liên tục thì liều lượng các phân tử hóa chất như benzen và formaldehyde còn thấp hơn một nửa so với giới hạn chất lượng không khí trong nhà được khuyến nghị bởi Tổ chức Y tế Thế giới.

*Benzen và Formaldehyde: những hợp chất có khả năng gây ung thư

Điều này khiến các tác giả nghiên cứu kết luận rằng “trong điều kiện sử dụng bình thường, nến thơm không gây ra các nguy cơ sức khỏe đã biết cho người tiêu dùng.

 

Pamela Dalton, một nhà nghiên cứu về kích ứng và cảm nhận mùi tại Trung tâm Monell Chemical Senses ở Philadelphia cho biết khi nến cháy, chúng giải phóng các chất hóa học ở “nồng độ tương đối nhỏ” - tương đương với việc đổ một muỗng cà phê hóa chất vào một bể bơi cỡ Olympic và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Thay vào đó, những người bước ra đường phố đông đúc còn hít phải lượng hóa chất độc hại cao hơn từ khói xe, Pamela phát biểu.

 

Sáp parafin được làm từ các sản phẩm phụ của dầu mỏ, vì vậy nếu bạn lo lắng về môi trường, Heny Garden khuyến khích bạn sử dụng các loại sáp nến thiên nhiên hơn như sáp đậu nành và sáp ong. 

nến thơm độc hại

Nến đậu nành cũng đã được chứng minh là tạo ra ít muội than hơn nến parafin và một số người, kể cả những người mắc bệnh hen suyễn, có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại nước hoa. Nếu bạn thấy kích ứng khi đốt nến thơm, chẳng hạn như chảy nước mũi hoặc hắt hơi, bạn có thể dừng lại hoặc đốt nến không mùi để thay thế, Tiến sĩ Dalton nói.

 

4. Nến thơm không dành cho người bị hen suyễn hoặc dị ứng nước hoa

Nếu như bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng với mùi hương từ nước hoa thì xin chia buồn bạn cũng sẽ không sử dụng được nến thơm.

nến thơm độc hại

Những người mắc các tình trạng này có đường hô hấp bị viêm. Vì vậy đường hô hấp rất nhạy cảm với kích ứng hóa học, có thể dẫn đến một số tình trạng tệ hơn như:

- Chảy nước mũi

- Chảy nước mắt

- Hắt xì

- Nghẹt mũi

- Tức ngực

- Có thể nổi mề đay hoặc phát ban trên da

 

5. Kết luận và cách sử dụng nến thơm đúng cách

Như vậy trong điều kiện bình thường (đốt nến đúng cách và không đốt quà 4 giờ/ 1 lần) thì nến thơm sẽ không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

nến thơm độc hại

Tuy nhiên để đốt nến thơm đúng cách thì bạn cần phải quan tâm một số lưu ý sau đây:

- Không nến nến quà 4 giờ 1 lần: đốt nến quá lâu làm cho tim bấc dài ra tạo lửa lớn và khói đen 

- Sử dụng nến được làm từ sáp đậu nành: bạn nên sử dụng nến thơm được làm từ sáp đậu nành, bởi sáp đậu nành lành tính và an toàn hơn so với sáp paraffin.

- Đốt nến thơm ở khu vực có đối lưu không khí ổn định: không đốt nến trong phòng kín bưng, nên đốt trong phòng máy lạnh.

- Cắt bấc còn 0.2-0.5cm: đốt nến thơm càng lâu làm tim nến càng dài, tim nến càng dài sẽ làm lửa lớn và gây khói. Vì vậy bạn cần cắt ngắn tim nến trước mỗi khi sử dụng.

- Tắt nến đúng cách: thay vì thổi tắt nến, hãy dùng dụng cụ làm tắt nến hoặc nhúng bấc vào sáp.

 

6. Về Heny Garden

Heny Garden là doanh nghiệp chuyên cung cấp tinh dầu thơm, nến thơm và các nguyên liệu làm nến. Mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm an toàn, chất lượng cao với giá cả hợp lý chính là mục tiêu hoạt động của Heny Garden.

Hoặc bạn có thể click vào hình bên trên để Chat ngay với Heny Garden ngay nhé!

Trong trường hợp cần thêm thông tin sản phẩm hoặc cách làm nến thơm tại nhà , bạn hãy click vào nút chat với shop. Hoặc đến trực tiếp cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm: 

Facebook: Heny Garden

Hotline: 093.810.2922 - 033.803.5862

 

Xem thêm bài viết liên quan:

1. Cách đốt nến thơm đúng cách - Có thể đốt nến để qua đêm được không?

2. Nến thơm dùng được bao lâu?Hiểu về thời gian sử dụng của từng loại nến thơm

3. Cách bảo quản nến thơm - Top 4 cách bảo quản nến thơm đúng cách mà bạn cần lưu ý

4. Đốt Nến Thơm Trong Bao Lâu Là Tốt Nhất? - Tại Sao Không Nên Đốt Nến Quá Bốn Giờ Một Lần?

5. Nến Thơm Có Hạn Sử Dụng Không? - Nến Thơm Để Được Bao Lâu Và Những Điều Bạn Cần Biết

6. Có Nên Đốt Nến Trong Phòng Kín Không? - Tác Hại Của Việc Đốt Nến Trong Phòng Kín?

7. 6 Tác Hại Của Việc Đốt Nến Thơm Qua Đêm? - Những Lưu Ý Khi Đốt Nến Thơm Trong Phòng Ngủ

8. Sự thật về việc Nến thơm có độc hại không? - Sáng tỏ về việc đốt nến thơm

9. Bạn đã sử dụng nến thơm đúng cách chưa? - Top 6 điều cần biết để sử dụng nến thơm hiệu quả

Viết bình luận của bạn: